Thước lỗ ban chuẩn theo phong thủy và cách xem thước lỗ ban

Thước lỗ ban chuẩn theo phong thủy và cách xem thước lỗ ban

Thước lỗ ban chuẩn theo phong thủy là loại thước dùng để đo kích thước trong xây dựng Dương Trạch và Âm Trạch. Thước lỗ ban có 3 loại phổ biến là thước: 52cm, 42,9cm, 39cm.

Thước lỗ ban chuẩn theo phong thủy
Thước lỗ ban chuẩn theo phong thủy

Thước lỗ ban, thước lỗ ban là gì?

Thước Lỗ Ban là thước được lấy theo tên riêng “Lỗ Ban” người được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng của nước Lỗ sống vào thời Xuân Thu (770-476 Trước Công Nguyên). Tên ông là Ban, họ là Công Thâu (hay cũng được đọc là Công Du). Lỗ Ban còn có nghĩa là “ông Ban người nước Lỗ”.

Thước Lỗ Ban là thước được sử dụng để đo đạc trong xây dựng Dương Trạch (nhà cửa) và Âm Trạch (mộ phần), trên thước Lỗ Ban có chia kích thước thông thường ứng với các cung tốt, xấu tương ứng trong thước Lỗ Ban giúp người sử dụng biết kích thước đẹp (ứng vào cung đỏ) nên dùng khi nào, kích thước xấu (ứng vào cung đen) và tại sao phải tránh.

Trên tất cả các loại Thước Lỗ Ban đều có nguyên lý giống nhau là: Thước được phân chia thành các Cung lớn (tốt hoặc xấu), trong mỗi Cung lớn này lại chia thành các cung nhỏ thể hiện chi tiết tốt hoặc xấu về việc gì. Màu đỏ trên thước Lỗ ban biểu thị cho các cung tốt nên dùng, màu đen biểu thị cho các cung xấu nên tránh.

Thước Lỗ Ban ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong kiến trúc xây dựng và nội thất, là yếu tố được coi là một phần của khoa học phong thủy. Kích thước hợp phong thủy là vấn đề được quan tâm thứ 3 trong các vấn đề về phong thủy, chỉ sau hai yếu tố Nhất vị, Nhị Hướng.

Ý nghĩa kích thước lỗ ban, ý nghĩa các loại thước lỗ ban

Ý nghĩa thước lỗ ban và kích thước lỗ ban được rất nhiều người quan tâm bởi trong đời sống của mỗi chúng ta có rất nhiều thứ cần sử dụng đến thước lỗ ban, đặc biệt trong thiết kế nhà và thi công xây dựng.

Ý nghĩa thước lỗ ban

Có 3 loại Thước Lỗ Ban phổ biến:

  1. Thước Lỗ Ban 52cm: Dùng cho Dương Trạch đo thông thủy như đo khối rỗng, các khoảng thông thủy hay còn gọi là “lọt sáng”, “lọt lòng”, “lọt gió” trong nhà như: ô cửa sổ, ô thoáng, cửa chính, cửa sổ, giếng trời…
  2. Thước Lỗ Ban 42,9cm: Dùng cho Dương Trạch đo khoảng đặc hay còn gọi là khối đặc, các chi tiết xây dựng cũng như đồ nội thất trong nhà như: kích thước phủ bì khối nhà, bệ, bếp, bậc, giường, tủ…
  3. Thước Lỗ Ban 39cm: Dùng để đo phần âm trạch đồ thờ cúng như: mộ phần, mồ mả, bàn thờ, tiểu quách…

Hiện tại thước lỗ ban 42,9cm và 39cm được tích hợp trên thước cuộn (rút) bằng sắt được bán rộng rãi trên thị trường, thước 52cm không sản xuất, chỉ có thể tra cứu trên phần mềm hoặc nhờ các thầy phong thủy tra cứu giúp.

Kích thước lỗ ban

  • 1 .Thước Lỗ Ban 52cm

Chiều dài chính xác của thước Lỗ Ban này là 520mm, được chia làm 8 cung lớn theo thứ tự từ trái sang phải: QUÝ NHÂN, HIỂM HỌA, THIÊN TAI, THIÊN TÀI, NHÂN LỘC, CÔ ĐỘC, THIÊN TẶC, TỂ TƯỚNG. Mỗi Cung lớn dài 65mm, mỗi Cung lớn lại được chia ra làm 5 Cung nhỏ, mỗi Cung nhỏ dài 13mm.

Thước Lỗ Ban 52cm
Thước Lỗ Ban 52cm
  • 2 .Thước Lỗ Ban 42,9cm

Chiều dài chính xác của thước Lỗ Ban này là 429mm, được chia làm 8 cung lớn theo thứ tự từ trái sang phải: TÀI, BỆNH, LY, NGHĨA, QUAN, NẠN, HẠI, MẠNG, mỗi cung lớn dài 53,625mm. Mỗi cung lớn lại được chia ra làm 4 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài 13,4mm.

Thước Lỗ Ban 42,9cm
Thước Lỗ Ban 42,9cm
  • 3 .Thước Lỗ Ban 39cm

Chiều dài chính xác của thước Lỗ ban này là 390 mm, được chia ra làm 10 cung lớn theo thứ tự từ trái sang phải: ĐINH, HẠI, VƯỢNG, KHỔ, NGHĨA, QUAN, TỬ, HƯNG, THẤT, TÀI, mỗi cung lớn dài 39mm. Mỗi cung lớn lại chia ra làm 4 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài 9,75mm.

Thước Lỗ Ban 39cm
Thước Lỗ Ban 39cm

Cách xem thước lỗ ban

Mỗi loại Thước Lỗ Ban được dùng để đo các phần khác nhau trong một công trình, Chủ đầu tư cũng như Kiến trúc sư cần nắm rõ ý nghĩa và cách sử dụng từng thước để có thể chọn được kích thước đẹp, hợp phong thủy và đúng mục đích mong muốn, để sử dụng trong quá trình thiết kế nhà và thi công xây dựng.

Thước lỗ ban chuẩn theo phong thủy
Thước lỗ ban chuẩn theo phong thủy

Nếu bạn không hiểu rõ cách sử dụng từng thước Lỗ Ban: bạn có thể sử dụng khẩu quyết “Đen bỏ, Đỏ dùng” để chọn những kích thước đỏ. Với sự kết hợp đồng thời của 2 loại thước trên cùng một thước (thước cuộn sắt) hay 3 loại thước trên cùng một thước (dùng phần mềm) thì khẩu quyết là “2 đen thì bỏ, 2 đỏ thì dùng“, “3 đen thì bỏ, 3 đỏ thì dùng” (với các kích thước tra cung trên cả 3 thước rơi vào đen hoặc đỏ). Cách chọn kích thước kiểu chung chung này chỉ tương đối (không phải cung xấu hoặc ít xấu, vì có những cung đỏ nhưng cũng không nên dùng ở 1 số vị trí), vì ứng dụng sâu xa của Thước Lỗ Ban là có thể chọn kích thước phù hợp với đúng mục đích mong muốn của gia chủ.

Cách đo thước lỗ ban

  • Thước Lỗ Ban 52cm: dùng để đo khối rỗng, các khoảng thông thủy hay còn gọi là “lọt sáng”, “lọt lòng”, “lọt gió” trong nhà như: ô cửa sổ, ô thoáng, cửa chính, cửa sổ, giếng trời…
  • Thước Lỗ Ban 42,9cm: dùng để đo khối đặc, các chi tiết xây dựng cũng như đồ nội thất trong nhà như: kích thước phủ bì khối nhà, bệ, bếp, bậc, giường, tủ…
  • Thước Lỗ Ban 39cm: dùng để đo phần âm trạch như: mộ phần, mồ mả, bàn thờ, tiểu quách…

Khi bạn mong muốn một điều gì tốt đẹp đó đến với mình và gia đình, bạn cần sử dụng các kích thước ứng với Cung có ý nghĩa đó.

Ví dụ về cách chọn cung khi sử dụng Thước Lỗ Ban:

  1. Mong muốn về đường con cái, sử dụng các Cung như Thêm Đinh, Quý tử hoặc các Cung nhỏ trong Cung lớn Đinh…
  2. Mong muốn về tiền tài sử dụng các Cung như Tài Lộc, Hưng Vượng…
  3. Mong muốn về đường Quan chức (làm trong môi trường Quan chức, Công danh, Khoa cử) sử dụng các Cung liên quan đến Cung Quan…như Thuận Khoa (thuận lợi đường công danh, học hành, thi cử) hay các Cung Hoành Tài, Phú Quý…
  4. Mong muốn về cuộc sống An lành, Hưng vượng thì sử dụng các cung như Lục hợp, Phú quý, Hưng vượng, Thêm phúc…

Thông thường người ta sẽ cân đối sử dụng nhiều Cung đẹp trong nhà và vào nhiều hạng mục và vị trí phù hợp. Các thành phần được chú ý nhiều nhất là Cửa chính ra vào, Bàn thờ…

Lưu ý khi sử dụng thước lỗ ban

  • 1 .Lưu ý về tên gọi và xem hướng dẫn sử dụng trên internet:

Hiện tại trên thị trường chỉ bán Thước Lỗ Ban dạng cuộn sắt (thước rút sắt) trên đó có in cung 2 loại Thước Lỗ Ban 42,9cm (dùng đo các yếu tố về phần Dương (Dương Phần)), và Thước lỗ ban 39cm (dùng đo các yếu tố về phần Âm (Âm Phần)). Không có các Thước Lỗ Ban khác. Thước lỗ ban 52cm phải dùng phần mềm thước lỗ ban để tra hoặc nhờ thầy Phong Thủy.

Rất nhiều người không hiểu sâu chuyên môn, hay làm các kênh video youtube, bài viết để PR, quảng cáo lấy lượng view, xem để được hưởng tiền quảng cáo cầm thước cuộn nói trên nói thước được in phía dưới là thước lỗ ban 38.8cm là hoàn toàn sai. Chắc có lẽ họ chưa bao giờ cầm thước này để đo, Chỉ cần 1 lần kéo thước đến 3,9m (tức là lặp lại 10 lần kích thước chuẩn của thước lỗ ban 39cm) bạn sẽ thấy lặp lại cung đầu tiên. Trong khi nếu thước 38,8 thì sẽ lặp lại cung đầu tiên ở 3,88m (sở dĩ tác giả nói kéo dài đến tận 10 lần để chứng minh sự sai lầm của những người này (nếu kéo 1-2 cung thì vài mm sẽ nói là nhìn nhầm), khi kéo 10 lần thì sự sai lệch là 2mmx10 lần =2cm sẽ thể hiện chính xác.
Riêng về các phần mềm khác có đưa ra các thước 52.2cm, 38.8 cm (không nói thước sắt là thước 38.8cm) tác giả xin trình bày trong phần quan điểm và sự khác nhau giữa các trường phái về Thước Lỗ Ban.

thước lỗ ban 39cm, thước lỗ ban xây mộ
thước lỗ ban 39cm, thước lỗ ban xây mộ
  • 2 .Dùng Thước Lỗ Ban nào, làm gì và kích thước nào cho việc gì:

Dùng kích thước xấu (đen) cho các hạng mục xấu???: Qua tham khảo tài liệu, chúng tôi cho rằng việc này là không đúng. Các kích thước xấu (đen) được đưa ra để chúng ta tránh, và nếu có sử dụng thì các vấn đề liên quan được cảnh báo là vấn đề gì. Còn những hạng mục “xấu” nếu bạn không quan tâm đến kích thước Lỗ Ban cho nó thì nên bỏ qua chứ đừng chọn kích thước xấu (quan điểm này bị một số người mượn (lôi qua) từ việc đặt các hạng mục xấu trong nhà vào các Cung xấu trong việc xem Vị trí đặt các hạng mục nhà trong phong thủy) mà không có cơ sở tài liệu.

Dùng thước 39cm cho Âm phần: cái này được nhiều tài liệu nói và được nhiều người sử dụng theo quan điểm này. Nếu bạn vẫn băn khoăn thì có thể chọn 3 đỏ (đỏ thêm cả 2 thước Dương phần thì tùy bạn). Thước này dùng để đo các kích thước trong Mộ, Mồ mả,

Dùng thước 52cm hay 42,9cm cho phần nào, hạng mục nào ở Xây dựng (Dương Phần):Không có nhiều tài liệu nói đồng thời về 2 loại thước này, Các tài liệu nói về Thước Lỗ Ban 52cm không nói thước 52cm chỉ dùng để đo khoảng thông thủy, lọt sáng… Cũng như thước 42,9cm chỉ để đo khoảng đặc (bệ, mục, bậc…) trong xây dựng. Các thước này chỉ nói chung là dùng cho Dương Phần và thước 52cm dựa trên lưu truyền trong và cho người Việt. Sự phân chia dùng thước nào trong hai thước này vào đâu (nếu có) là dựa trên lưu truyền hoặc trên internet.

Vậy nên cá nhân chúng tôi khuyên các bạn sử dụng kích thước ứng vào cả 2 Cung đỏ của hai Thước Lỗ Ban 42,9cm và 52cm này là tốt nhất.

Nếu các bạn có các tài liệu (chính thống) nói chính xác về việc này xin vui lòng cho chúng tôi tham khảo, chúng tôi sẽ hiệu đính thông tin này (nếu có khác) để tất cả được tham khảo.

  • 3 .Lưu ý khi sử dụng thước cuộn sắt (rút sắt) bán ngoài thị trường

Một chút sai sót của một vài loại thước của nhà sản xuất (không rõ vô tình hay cố ý mà đã tồn tại rất lâu): Thước cuộn sắt ở Cung Nạn (cung xấu) được in là Nền đỏ, Chữ trắng, Chính xác theo kiểu chung các cung khác thì Cung Nạn đúng phải là Nền đen Chữ trắng như thước dưới cùng.

thước lỗ ban bị in sai cung nạn
thước lỗ ban bị in sai cung nạn

Do ở khoảng giữa cửa các cung nhỏ co thu lại in Tên Cung lớn, nên điểm bắt đầu (hoặc kết thúc) của cung nhỏ có sai lệnh khoảng 1mm. Nên chú lưu ý sai số này khi sử dụng. Tổng thể kích thước điểm đầu và cuối của 1 cung lớn là chính xác không sai (chỉ sai số nội bộ trong 1 cung lớn).

Lưu ý khi sử dụng thước lỗ ban
Lưu ý khi sử dụng thước lỗ ban

Rất mong bài viết thước lỗ ban chuẩn theo phong thủy này của chúng tôi sẽ giúp ích nhiều trong cuộc sống của các bạn .

Ngoài ra chúng tôi xin khuyên các bạn 1 câu, người xưa có câu: “TÂM CÒN CHƯA THIỆN, PHONG THỦY VÔ ÍCH.”

Chúc các bạn và gia đình An – Khang.

Xem Thêm : Đông tứ mệnh và tây tứ mệnh là gì