Thần 4 mặt thái lan ở Chùa Sùng Chính quận 8 tphcm

Thần 4 mặt thái lan ở Chùa Sùng Chính quận 8 tphcm

Thần 4 mặt thái lan ở Chùa Sùng Chính quận 8 tphcm đang được rất nhiều người Việt quan tâm bởi tín ngưỡng tâm linh theo đạo Phật của người người dân nước ta.

Ngoài ra thần tứ diện được người dân nước ta tôn sùng vì mỗi mặt lần lượt của vị thần này tượng trưng cho đức hạnh của lòng tốt, sự nhân từ, lòng thương cảm và tính vô tư, không thiên vị của Tứ Diện Thần.

Theo nghi lễ mặt chính diện chính là biểu tượng cho Từ, sau đó thuận theo chiều kim đồng hồ là Bi, Hỷ và Xả:

1.-Chính Diện đại biểu Từ chính cũng đại biểu cho Học nghiệp, Chức nghiệp, Danh tiếng và Địa vị.

2.-Mặt thứ hai (Thuận kim đồng hồ) đại biểu Bi là chuyên về Ái Tình, Hôn Nhân và quan hệ giao tiếp.

3.-Mặt thứ ba biểu hiện cho Hỷ là về thu nhập và phú quý

4.-Mặt thứ tư biểu hiện cho Xả là sức khỏe và tiêu tai giải nạn.

Thần 4 mặt thái lan

Thần 4 mặt thái lan được thờ cúng đầu tiên ở Thái Lan, với rất nhiều truyền thuyết về vị thần này:

Thần 4 mặt thái lan thờ ở Chùa Sùng Chính, thần chú tứ diện phật
Thần 4 mặt thái lan thờ ở Chùa Sùng Chính, thần chú tứ diện phật

Trong truyền thuyết Phật Giáo Nguyên Thủy thì Đại Phạm Thiên tức là một vị Đại Thiên Thần Hộ Trì Chính Pháp nên có bốn Đại Đức Quý Báu là Từ Bi, Nhân Ái, Bác Ái và Công Chính.

Phạm Thiên (Brahma) là người sáng tạo và lèo lái vũ trụ, là cha của các thần và của cả loài người. Brahma cùng với Shiva và Visnu hợp thành bộ ba gọi là Trimurti. Visnu và Shiva là hai thế lực đối lập, còn Brahma là thế lực cân bằng.

Thần Tứ Diện Brahma tạo ra nữ thần Satarupa từ chính cơ thể mình. Nàng đáng yêu đến nỗi Brahma nhìn nàng đăm đăm. Mỗi khi nàng nhích qua một bên để tránh thì Brahma lại mọc ra một đầu khác để nhìn. Cuối cùng Brahma đã phục được Satarupa. Họ lui về sống ở một nơi bí mật trong 100 năm thiên giới. và Manu con người đầu tiên được sinh ra…

Ở Thái Lan Thần 4 mặt được coi như là một vị thần có tên gọi là: San Phra Brahm (miếu thờ Thần Bốn Mặt Bahma) khi các du khách tới đây thì họ gọi vị thần này với nhiều tên gọi khác như Tứ Diện Thần, Thần Tứ Diện, Tứ Diện Phật, Phật 4 mặt,…

Miếu thờ cúng Thần Tứ Diện Bahma là ngôi nhà thờ thần linh mở rộng bốn mặt, thường thấy bên ngoài những ngôi nhà và văn phòng lớn, là nơi thờ vị Thần Hindu Phra Brahma, vị thần sáng tạo. Sau khi mời Thần Tứ Diện về ngụ nơi miếu này thì nơi đó trở nên linh thiêng đặc biệt, nó có thể trở thành điện thờ có uy linh lớn và người dân lũ lượt kéo tới để bày tỏ lòng tôn sùng và biết ơn đối với vị thần Brahma linh thiêng và cầu xin sự giúp đỡ (như điện thờ Erawan). Bốn mặt mở rộng của điện thờ ứng với bốn mặt tượng thần Brahma bên trong, mỗi mặt lần lượt biểu trưng cho đức hạnh của lòng tốt, sự nhân từ, lòng thương cảm và tính vô tư, không thiên vị của Tứ Diện Thần.

Thần 4 mặt Thái Lan thờ ở quận 8 TPHCM

Chùa Sùng Chính hay còn gọi là chùa Bốn Mặt vì đây là ngôi chùa người Hoa duy nhất trên địa bàn thành phố thờ Phật tứ diện thỉnh từ Thái Lan. Hiện nay chùa Bốn Mặt hiện tọa lạc tại số 17 Trương Đình Hội, Phường 16, Quận 8, Hồ Chí Minh.

Thần 4 mặt Thái Lan thờ ở quận 8 TPHCM là ngôi chùa có kiến trúc xây dựng theo kiểu đền chùa chùa cổ Trung Hoa. Nghệ thuật chùa cổ Trung hoa thể hiện rõ nhất trên các bao hàm, hoàng phi được khắc nhiều câu đối Chữ Hán, các khám thờ được chạm khắc tinh xảo.

Điện thờ Phật Tứ Diện thỉnh từ Thái Lan

Thần 4 mặt Thái Lan thờ ở Chùa Sùng Chính quận 8 TPHCM
Thần 4 mặt Thái Lan thờ ở Chùa Sùng Chính quận 8 TPHCM

Điện thờ Phật tứ diện được đặt trong khung kính phía bên trái sân chùa. Mặt chính diện dành cho những người cầu gia đạo, mặt bên phải dành cho người cầu tài, mặt sau dành cho người cầu duyên, mặt bên trái dành cho người cầu làm ăn.

Thần Chú tứ diện Phật, Câu Chú Thần 4 mặt Thái Lan

Để Tứ Diện Phật đáp ứng được toại nguyện, người cầu nguyện không chỉ chú ý đến cách thờ cúng Thần Tứ Diện mà còn phải chú ý đến những câu chú Tứ Diện Phật thì mọi sự mới được suôn sẻ và linh ứng.

Dưới đây là Thần Chú tứ diện Phật để các bạn niệm khi cúng Tứ Diện Thần và đeo sợi dây chuyền hộ thân hình tượng Phật bốn mặt.

Nam Mô Ta Sa, Bha ga qua tô, A Ra Ha tô, Sang Ma, Sang Bút, Đà Sa (3 Lần)
Prom Ma Cha Lô Ka, Ti Pa Ti,
Sa Ham Pa Ti Chát An Ta Li,
An Ti Qua Rang,
Ya Cha Ta San, Ti Cha San, Ta Áp Pa Ra,
Cha Cát Cha,
Ti Kát Tay,
Say Tút Cam Măng,
Pi Ít Măng Bát Chăng (7 Lần)

Như vậy là đủ, nếu các bạn có thời gian, thì niệm câu trên 3 lần sau đó câu dưới 108 lần, còn không thì chỉ đơn giản như vậy là đủ rồi

Xem Thêm: Các mẫu ban thờ thần bốn mặt