Chùa Duyên Ninh ở đâu – Ngôi chùa cầu duyên thiêng nhất Việt Nam

Chùa Duyên Ninh ở đâu

Chùa Duyên Ninh hay còn có tên gọi khác là chùa Thủ. Chùa Duyên Ninh thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của Khu di tích Cố đô Hoa Lư, khuôn viên của chùa có diện tích đất rộng khoảng 10ha, nơi đây được xem là một trong những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng nhất ở Việt Nam.


Chùa Duyên Ninh (Duyên Ninh Tự) tọa lạc tại thôn Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, thành phố Ninh Bình. Nằm cách Động Am Tiên 4km theo đại lộ Tràng An hướng đi Chùa Bái Đính, gần ngay đền Vua Đinh Tiên Hoàng và nằm giữa 2 điểm du lịch là chùa Bái Đính và khu du lịch sinh thái Tràng An.

Theo lịch sử, Chùa Duyên Ninh là ngôi chùa cổ, được xây dựng từ thế kỷ X dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng. Chùa Duyên Ninh cùng với chùa Kim Ngân nằm ở vị trí thành Tây của kinh đô xưa. Cũng như chùa Nhất Trụ, chùa Duyên Ninh là nơi thờ phật và các nhà sư thế kỷ 10 như Pháp Thuận, Khuông ViệtVạn Hạnh.

Chùa Duyên Ninh nằm rất gần đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và giữa 2 điểm du lịch là chùa Bái Đính và khu du lịch sinh thái Tràng An. Chùa quay hướng đông bắc, gồm có chính điện, nhà tổ, phòng khách, nhà ăn, tháp…

Theo lịch sử ghi chép lại, Chùa Duyên Ninh là nơi các công chúa thời ( Đinh – Lê ) thường qua lại. Tại đây, công chúa Lê Thị Phất Ngân và tướng công Lý Công Uẩn đã thề hẹn ở đó mà sinh ra Lý Phật Mã (sau là vua Lý Thái Tông) vào năm 1000. Sau này khi Lý Thái Tông trở về đây dẹp loạn Khai Quốc Vương đã đổi tên chùa thành chùa Duyên Ninh.

Cuối đời, Hoàng hậu Phất Ngân đã về đây tu hành và trông coi mộ phần thân phụ là Hoàng đế Lê Đại Hành. Tại đây, Hoàng hậu đã tác hợp cho nhiều đôi lứa thành đôi và từ đó chùa Duyên Ninh trở thành ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở cố đô Hoa Lư.

Lý Thái Tông sinh ngày 26 tháng 6 âm lịch năm Canh Tý niên hiệu Ứng Thiên thứ 7 thời Tiền Lê ở ngôi sau này là chùa Duyên Ninh trong kinh đô Hoa Lư – Ninh Bình.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, khi vua mới sinh, ở phủ Trường Yên có con trâu của nhà dân tự nhiên thay sừng khác, người có trâu ấy cho là điềm không lành, lấy làm lo ngại. Có người giỏi chiêm nghiệm đi qua nhà người ấy cười mà nói rằng: “Đó là điềm đổi mới thôi, can dự gì đến nhà anh” thì người ấy mới hết lo. Tương truyền thuở nhỏ ông đã có 7 nốt ruồi sau gáy như chòm sao thất tinh (sao Bắc Đẩu). Sau này ông trở thành vị Hoàng đế thứ hai của Nhà Lý.

Sau 1.000 năm tồn tại, những kiến trúc cổ của chùa hầu như không còn nhiều. Ngôi chùa ngày này nằm theo hướng Đông Bắc, tựa lưng vào vách núi, có kiến trúc giản dị gồm chính điện, nhà tổ, phòng khách, nhà ăn, vườn cây, mộ tháp xá lợi…

Mộ tháp Xá Lợi
Mộ tháp xá lợi
Chùa Duyên Ninh
Chùa Duyên Ninh

Hiện tại Chùa Duyên Ninh là một ngôi chùa cổ kính, nằm nép mình bên các dãy núi xưa là kinh thành của Hoa Lư. Trên địa bàn xã Trường Yên hiện tại còn 6 ngôi chùa gồm: chùa Nhất Trụ, chùa Am Tiên, chùa Kim Ngân, chùa Cổ Am, chùa Bà Ngôchùa Duyên Ninh. Tương truyền, Mỗi chùa gắn với một sự tích khác nhau như cầu phúc thì đến chùa Cổ Am, cầu lộc vào chùa Kim Ngân, cầu danh vào chùa Nhất Trụ, cầu thọ vào chùa Bà Ngô, cầu tài vào chùa Am Tiên còn cầu duyên thì vào chùa Duyên Ninh…

Địa thế chùa Duyên Ninh cổ
Địa thế chùa Duyên Ninh cổ

Địa thế của ngôi chùa Duyên Ninh nằm giữa 2 địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới là khu du lịch sinh thái Tràng An và chùa Bái Đính nên chùa Duyên Ninh được rất nhiều người biết đến, đặc biệt là những người trẻ muốn cầu may trong đường tình duyên.

Theo lời một vị cao niên ở thôn Chi Phong lý giải, cầu duyên ở đây được hiểu là cầu cho duyên phận, duyên tình, duyên số… được như ý. Chữ duyên bao hàm sự may mắn, có yếu tố khách quan bên cạnh sự nỗ lực của con người.

Ngay từ những ngày đầu năm chùa Duyên Ninh đã rất đông đúc, tấp nập người đi chùa. Không khí tâm linh của tiết trời đầu xuân mưa phùn và gió nhẹ se lạnh bao phủ quanh ngôi chùa, tĩnh lặng là vậy nhưng kì lạ trong tâm hồn những người đến đây thấy thật ấm áp, thanh tịnh, nhẹ nhàng, dường như gạt hết mọi ưu tư, phiền muộn của năm cũ mong muốn năm mới nhiều điều may mắn và thuận lợi.

Cổng tam quan chùa Duyên Ninh ở Ninh Bình
Cổng tam quan chùa Duyên Ninh ở Ninh Bình
Chùa Duyên Ninh ngày đầu năm
Chùa Duyên Ninh ngày đầu năm

Đặc biệt nếu như ở các ngôi chùa khác tại Ninh Bình thì người đến thắp hương đông nhất là các cụ cao niên và trung niên thì ở chùa Duyên Ninh, đông nhất lại là các bạn trẻ, các nam thanh nữ tú, và du khách thập phương khắp nơi cũng đổ về đây cầu duyên.

Những bạn trẻ xếp cho mình những mâm lễ cầu duyên đơn giản nhưng rất ý nghĩa bao gồm có vàng mã hương hoa, trái cây, tiền lẻ, trầu cau, thành tâm đội lễ tới thắp hương để cầu mong tình duyên suôn sẻ, may mắn gặp được một nửa còn lại để nên duyên vợ chồng.
Các bạn trẻ đi du xuân và đến chùa Duyên Ninh đông nhất vào dịp đầu năm không phải chỉ đi một mình mà họ còn đi cùng nhóm bạn để cùng nhau dâng lên những lời nguyện ước về tình duyên trong năm mới.

Vào chùa không hẳn là chỉ có các cô gái, ở đây thấp thoáng vẫn có vài bóng dáng những chàng trai trẻ có người bê mâm lễ hay đơn giản chỉ chắp tay thành tâm xin chữ Duyên trọn vẹn trong năm.

Thực tế cho thấy, có rất nhiều người sau khi cầu duyên tại chùa Duyên Ninh sau đó đã được như ước nguyện và quay trở lại chùa tạ lễ.

Nếu bạn còn độc thân hay muốn cầu hạnh phúc gia đình, hãy đến chùa Duyên Ninh. Tín ngưỡng dân gian vùng quê nơi đây luôn tin tưởng đây là ngôi đền cầu tình duyên linh thiêng nhất tại Ninh Bình cũng như tại đất nước Việt Nam.


( Hãy đến chùa Duyên Ninh thử một lần bạn nhé. Biết đâu, ‘định mệnh’ sẽ khiến cho bạn và người ấy gặp được nhau )

>>>>>>>>>>>>> Xem Thêm <<<<<<<<<<<<<<<

Sắm lễ cầu duyên gồm những gì

Hoa quả: tùy theo mùa, nhưng nên có màu vàng, xanh, đỏ, tím, và màu trắng.

Tiền vàng: 5 lễ.

Trầu cau: 1 quả cau 3 lá trầu.

Một bánh chưng, một bánh dày và một đôi bánh xu xê.

Vật cát tường bức tranh hoặc đôi Uyên ương.

Sớ cầu giáng linh.

Đi chùa cầu duyên khấn như thế nào

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế

Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa

Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh

Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn

Kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải

Con tên là:…………………….Ngụ tại:………………………………..

Hôm nay là ngày (Theo âm lịch):…………………………………. Con đến chùa (hoặc đề, phủ…):……… thành tâm kính lễ cầu xin Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện trong nay mai, để rồi cho con được sinh trai, sinh gái đầy nhà vui vẻ khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, mãi mãi bình an khang thái. Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.Nam mô A di đà Phật.

Cẩn cáo!

>>> Có nên đặt tiền lẻ khi đi lễ chùa